bán anh em xa mua láng giềng gần tiếng anh

Chuyện Hay Ý Đẹp – Bán Anh Em Xa Mua Láng Giềng Gần
Chuyện Hay Ý Đẹp – Bán Anh Em Xa Mua Láng Giềng Gần

Bạn đang xem: bán anh em xa mua láng giềng gần tiếng anh

Hết 6 tháng nghỉ sinh, con đón mẹ từ quê lên ở cùng nhà để giúp con trông cháu. Mẹ thật thà, chất phác, cả năm chẳng ra khỏi lũy tre làng. Vì thế, con dặn mẹ: “Ở làng mình bà con chòm xóm đều biết nhau. Nhưng ở thành phố phức tạp, ai biết phận nấy thôi mẹ nhé”.

Bài học mẹ dạy con về "bán anh em xa mua láng giềng gần"

Mẹ nghe đấy nhưng có vẻ “không phục”. Mẹ hỏi lại: “Nhẽ nào đèn nhà ai nhà đó rạng? Con quên các cụ mình có câu bán anh em xa mua láng giềng gần rồi à. Theo mẹ, dù ở thành phố hay thôn quê, thì con người ta cũng phải sống có cộng đồng con ạ”.

Con minh chứng lời của mình là đúng bằng những câu chuyện kể mà con chắp nhặt được. Nào thì mới rồi có chị A mất hết tiền vì bị kẻ xấu giở trò thôi miên, chị B mua phải hàng dởm vì quá tin người bán hàng, rồi nhà anh C có con suýt bị bắt cóc… Tóm lại, con muốn mẹ phải nâng cao tinh thần cảnh giác. Tốt nhất là khi con đi làm vắng, hai bà cháu chỉ nên đóng cửa ở trong nhà, hạn chế tối đa giao lưu vì người ngay, kẻ gian rất khó phân biệt.

Ấy thế mà mẹ vẫn không chịu thay đổi. Mẹ cứ khăng khăng thời nào cũng đều có người tốt. Cái chính là mình ăn ở với người ta thế nào. “Con biết không, hồi xưa mẹ nuôi được con lớn khôn cũng là nhờ bà con giúp đỡ đấy” – mẹ kể. “Mẹ lại hồi xưa rồi. Nhưng, hồi xưa của mẹ khác hồi nay của con” – con gắt.

Một lần, con về nhà sớm hơn mọi ngày. Con giật mình vì thấy cửa nhà mở toang, trong nhà có mấy bà mấy chị đang ngồi chơi với hai bà cháu. Thấy con, mẹ vội vã tươi cười giới thiệu: “Con chào các bà các cô đi con. Đây là bà Năm ở đầu ngõ có con gái cũng chạc tuổi con. Còn cô Lý ở cách nhà mình hai dãy, đang chờ lên chức bà ngoại. Hôm nay rỗi rãi, mẹ mời các bác, các cô đến chơi cho biết nhà ta”.

Con chào hỏi mọi người lấy lệ chứ trong bụng giận mẹ lắm. Mẹ già cả, cháu thì nhỏ dại mà ai mẹ cũng mở cửa mời vào nhà như vậy, lỡ gặp người gian thật quá nguy hiểm. Thêm nữa, chỉ có mấy bà mấy chị rảnh việc mới có thời gian la cà. Nhà mình thì neo người, bận tối mắt tối mũi mà mẹ không hiểu cho. Lại có lần, con thấy trong bếp chất bao nhiêu là rau héo que héo quắt. Trong khi đó, sáng nay con đã đi chợ mua đủ đồ ăn cho cả nhà. Thì ra, mẹ bảo cô bán rau ngoài chợ có mẹ bị ốm phải vào viện cấp cứu. Cô đã tới tìm mẹ nhờ mua nốt rau giúp để cô có thêm tiền chăm mẹ. Vẫn biết nhà đã có rau ăn nhưng mẹ nghĩ giúp người là việc tốt nên vẫn mua. “Mẹ thật là…. Người ta bịa chuyện chứ làm gì có mẹ nào cấp cứu. Mấy mớ rau này cho không người ta còn mắng cho, nay chỉ với mấy lời cầu khẩn mà cô ấy còn lấy được tiền của mẹ. Thật là quá đáng”. Nghe con càu nhàu, mẹ im lặng, chẳng đôi co nhiều.

Xem thêm: vở bài tập toán lớp 5 tập 2 trang 36

Bài học mẹ dạy con về "bán anh em xa mua láng giềng gần"

Cứ như thế, từ ngày lên phố, mẹ cứ làm con phải lo lắng. Mẹ đi chợ, con bảo mang theo chiếc cân đề phòng mình bị cân điêu. Mẹ gạt đi nói, thôi con ạ. Nếu giả người ta cân điêu thật thì mình chịu thiệt mội tí cũng chẳng sao. Người ta làm thế vì mưu sinh thôi mà. Nhưng mẹ tin, các cô ý nể mẹ già cả sẽ không làm sai đâu.

Giữa trưa hè nắng, mẹ ngồi trông cháu trong nhà, vô tình thấy anh bán hàng rong ngồi ủ rũ bên ngoài, mẹ lại tất tả mang nước mát ra mời. Có cặp vợ chồng trẻ sống đầu ngõ không biết lý do gì mà cãi nhau, chuyện nhà hàng xóm mà mẹ nóng ruột như chuyện nhà mình. Con vừa tan làm về, mẹ vội bàn giao cháu cho con rồi tất tả “chạy sang nhà bên đó”. Rồi mẹ khuyên giải anh chồng phải giữ bình tĩnh, quay sang góp ý với cô vợ phải tôn trọng chồng… Hòa giải xong, mẹ về nhà phấn khởi kể: “Với mẹ, vợ chồng chúng cũng như con mẹ. Chúng còn trẻ người non dạ, nên rất cần người lớn chỉ bảo con ạ”.

Con ở trong khu dân cư này đã hơn 1 năm, nhưng nào đã biết mặt ai sống quanh đây. Có chăng là hai nhà liền kề, nhưng thi thoảng gặp nhau cũng chỉ chào một tiếng rồi ai về nhà đó, đóng cửa im ỉm. Còn mẹ, mới lên ở cùng con gái ít tuần đã quen hết hàng xóm láng giềng, thuộc cả gia cảnh từng nhà. Mọi người trong xóm gọi vui mẹ là “bà già lắm chuyện”. Con thì chẳng thiết tha gì cái danh ấy. Hơi đâu mà “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”.

Con cứ “mắng vốn” và chê trách sự cả tin, nhiệt thành của mẹ. Mãi cho đến hôm qua, tối muộn con mới về nhà thì đã chẳng thấy mẹ đâu. Hóa ra mẹ bị ngất đột ngột nhưng được hàng xóm mỗi người một chân một tay đưa mẹ đến bệnh viện. Con mải họp, tắt di động nên không ai liên hệ được với con. Cô bán rau vứt vội gánh hàng trước cửa nhà, theo xe ô tô vào viện trông mẹ trong lúc vắng con. Con gái con được đôi vợ chồng trẻ ngoài ngõ chăm sóc. Rồi các bà, các chị quanh đó, người cho mượn tiền, người giúp con trông nhà. Tối đó, con lấn bấn con nhỏ, một thân một mình, chẳng thể xẻ làm hai nên mẹ ở viện vẫn phải nhờ vào sự đùm bọc của hàng xóm.

Lúc ấy, con chỉ biết thầm cảm ơn những người đã giúp mình. Hóa ra đúng như mẹ nói, thời nào thì vẫn có những người tốt. Nếu con cứ sống khép mình chắc chẳng bao giờ con nhận ra điều đó. Cảm ơn mẹ và mọi người đã giúp con hiểu ra bài học về tình làng nghĩa xóm.

Bạn đang xem bài viết: Bài học mẹ dạy con về “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Thông tin do renewableenergy.org.vn chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Xem thêm: biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực

Rate this post