Hướng dẫn “Cảm nhận về tâm trạng kẻ ở – người đi trong trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc. Từ đó rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ hay và hấp dẫn nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!
Dàn bài cảm nhận về tâm trạng kẻ ở – người đi trong trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc. Từ đó rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ
a) Mở bài
Bạn đang xem: tính dân tộc trong bài thơ việt bắc
– Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc.
– Dẫn dắt vào bốn câu thơ đầu.
b) Thân bài
Cảm nhận về tâm trạng kẻ ở- người đi trong 4 câu thơ đầu:
– Tâm trạng người ở lại
+ Nhớ lại tình cảm gắn bó sâu đậm.
+ Kết cấu đối đáp, ẩn dụ và cách xưng hô mình- ta.
– Tâm trạng của người ra đi
+ Tấm lòng của người ra đi với Việt Bắc. Những con người luôn thủy chung, son sắt.
+ Vẻ đẹp của “hoa và người” toát lên vẻ đẹp giữa thiên nhiên và con người qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
+ Vẫn là cách xưng hô mình- ta, kết cấu đối đáp và lối nói ẩn dụ.
+ Đặc sắc nghệ thuật: thể thơ lục bát, âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng; lối xưng hô mình – ta; kết cấu đối đáp của ca dao dân ca; hình ảnh ẩn dụ rất bình dị mà gợi cảm; giọng thơ tha thiết, trữ tình.
– Tính dân tộc trong đoạn thơ:
Xem thêm: Đánh giá top 3 giày Jordan đang bán chạy nhất thị trường
4 dòng thơ đầu cho thấy tình cảm sâu đậm của người ở lại và người ra đi. Đây cũng là cách cảm nhận của nhà thơ về những vấn đề vận mệnh đất nước khác với những nhà thơ cùng thời khác, ở Tố Hữu ông cảm nhận mọ thứ một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng. Nhà thơ khai thác triệt để chất liệu văn học dân gian để thể hiện được lối sống tình nghĩa, thủy chung; tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của những người dân núi rừng Việt Bắc.
c) Kết bài
– Khái quát, đánh giá chung về 4 câu thơ đầu và nêu cảm nghĩ chung của bản thân.
Bài văn cảm nhận tâm trạng kẻ ở – người đi trong trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc
Tố Hữu được mệnh danh là lá cờ đầu của cách mạng Việt Nam, ông là nhà kiệt xuất ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt khi tham gia các cuộc kháng chiến được ông viết trong các tác phẩm thơ, thơ ông mang tính trữ tình chính trị sâu sắc mang tính dân tộc và cách mạng. Và một khúc ca tâm tình của con người trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, nỗi nhớ của người ra đi, nỗi buồn của người ở lại trong tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu, tiêu biểu cho phong cách thơ của ông. Đặc biệt là cảm nhận được tâm trạng của kẻ ở – người đi trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc qua đó thể hiện tính dân tộc vô cùng sâu sắc và tinh tế.
Tâm trạng của kẻ ở – người đi nhuộm một nỗi buồn sâu sắc và lắng đọng, tái hiện khung cảnh Việt Bắc về vẻ đẹp thiên nhiên vô cùng độc đáo và tinh tế, vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, vẻ đẹp của đất nước vẻ đẹp của con người Tây Bắc. Bài thơ “Việt Bắc” vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, bức tranh tứ bình đặc sắc và đậm nét dân tộc. Thiên nhiên Việt Bắc nói riêng và thiên nhiên Việt Nam nói chung là niềm tự hào của nhân dân, dân tộc Việt Nam và nhân dân Việt Bắc:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”
Câu thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc mùa đông thật sinh động, khu rừng Tây Bắc xanh tươi bạt ngàn, cái màu xanh thuần khiết và đẹp đẽ lạ thường. Trên cái nền xanh bạt ngàn, vô tận của cây rừng, ngời lên sức sống mãnh liệt chính là sắc đỏ điểm xuyết của những bông hoa chuối. Sắc xanh và sắc đỏ quyện hòa vào nhau như làm cho bức tranh càng thêm sinh động, ấm áp.
Ngày xuân là một vẻ đẹp về thiên nhiên thuần khiết, màu trắng tinh sương. Đó là bức tranh xuân với những hương, những sắc đậm sắc thái của núi rừng Tây Bắc:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng”
Mùa xuân là mùa của những điều mới mẻ, mùa của những cái mới, mùa đông qua đi, mùa xuân đến nhường chỗ cho những chồi non, cả một rừng mơ bung nở sắc trắng tinh khôi, trẻ trung và mơ mộng. Sắc trắng ấy trong những ngày xuân cũng chính là vẻ đẹp viên mãn, tràn đầy sức sống và đặc trưng cho mảnh đất nơi đây. Và nếu như sắc trắng làm nên nét đẹp của mùa xuân thì âm thanh của tiếng ve, sắc vàng chính là những nét đẹp riêng mỗi độ hè về:
Xem thêm: văn tả cây bóng mát lớp 4 cây bàng
“Ve kêu rừng phách đổ vàng”
Âm thanh của núi rừng Tây Bắc mang một vẻ đẹp riêng và mới lạ, thiên nhiên ở đây được vẽ, được cảm nhận bằng cả màu sắc và âm thanh – màu vàng của rừng phách, của nắng hè và âm thanh của tiếng ve. Tất cả những điều đó dường như đang cộng hưởng, quyện hòa vào nhau. Chữ “đổ” được tác giả sử dụng thật độc đáo và giàu giá trị, nó gợi sự căng tràn, ăm ắp của nguồn sống, gợi lên cả bước chuyển của thời gian. Để rồi, kết thúc bức tranh tứ bình ấy chính là bức tranh mùa thu đẹp đẽ, êm đềm, mơ mộng với ánh trăng vàng – ánh trăng hòa bình đang chiếu rọi khắp núi rừng.
Những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ là bức tranh đẹp của dân tộc, thể hiện tính dân tộc sâu sắc không chỉ nói đến những ngày tháng đấu tranh gian khổ mà còn nhắc đến tình nghĩa thủy chung một lòng của người Việt Bắc, và người Việt Nam. Cùng với nội dung, tính dân tộc của bài thơ còn được thể hiện rõ nét ở hình thức nghệ thuật. Trước hết, bài thơ được viết theo thể thơ lục bát – một thể thơ truyền thống của dân tộc, điều này đã tạo nên âm hưởng vừa thống nhất vừa biến hóa cho bài thơ, làm cho câu thơ lúc thì dung dị, dân dã, gần với ca dao, lúc lại cân xứng, trau chuốt đến độ nhuần nhị, cổ điển. Đồng thời, bài thơ cũng được viết theo lối kết cấu đối đáp quen thuộc của văn học dân gian với cặp đại từ “mình” – “ta” để ướm hỏi, trả lời, làm cho mạch cảm xúc và sự phát triển của chủ đề bài thơ cũng trên cơ sở ấy. Đặc biệt, tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật của bài thơ được thể hiện rõ nét ở ngôn ngữ. Bài thơ là những lời ca đầy yêu thương về tình cảm của người đi – kẻ ở cho thấy vẻ đẹp tình người ấm áp, thủy chung.
Bình luận